Chuyên Khoa Nhi

Viêm tai giữa trẻ em

24-05-2018 08:08

VIÊM TAI GIỮA TRẺ EM.

Đây là bệnh lí khá phổ biến ở trẻ em

  1. Tần suất mắc bệnh:
    – Rất hay gặp: Cứ 4 trẻ thì có 1 trẻ mắc VTG trong vòng 10 năm đầu đời.
  2. Nguyên nhân gây bệnh:
    – Các virus đường hô hấp trên
    – Vi khuẩn: chiếm 50- 90% trong viêm tai giữa và viêm tai chảy dịch, hay gặp nhất là Hemophilus influenza (bao gồm Hib), sau đó là phế cầu,… Do đó vai trò tiêm phòng mũi 5/1 (chứa Hib) và mũi phế cầu là rất quan trọng trong phòng VTG trẻ em.
    – các yếu tố thuận lợi: trẻ cai sữa sớm, bệnh lí suy giảm miễn dịch, bệnh lí hô hấp trên tái diễn, suy dinh dưỡng cân nặng thấp,…
  3. Triệu chứng hay gặp:
    – Triệu chứng thường kéo dài trong 3 ngày, có thể kéo dài đến 1 tuần
    – Sốt: trong 2-3 ngày đầu, thường hết sốt khi dịch tai chảy ra
    – Đau tai: trẻ nhỏ thường kích thích, quấy, bỏ bú
    – Chảy dịch tai: dịch lúc đầu vàng nhạt, sau vàng sẫm, xanh
    – Đi phân lỏng
    – Kèm theo hội chứng viêm đường hô hấp trên: hắt hơi, chảy mũi, ho,…

– Đôi khi thường không gặp triệu chứng gì, phát hiện ngẫu nhiên khi kiểm tra tai mũi họng…

4. Khi nào dùng kháng sinh:
– Theo thống kê trong VTG thể nhẹ: đến 60% tự cải thiện trong vòng 24h đầu mà không cần dùng kháng sinh
– Chỉ nên dùng kháng sinh khi:
Chảy dịch tai

  • Trẻ dưới 6 tháng: VTG 1 hoặc 2 bên mức độ vừa- nặng, đau tai và sốt cao liên tục 39- 40 độ trên 2 ngày.
    Trẻ dưới 2 tuổi bị VTG cả 2 bên: dùng kháng sinh ngay từ thể nhẹ.
    các trường hợp khác nên theo dõi nếu sau 3 ngày không giảm sốt, đau tai thì mới dùng ks.
    – Lựa chọn kháng sinh: Kháng sinh đầu tay.
    • Augmentin: 80-100mg/kg/ ngày (theo liều amoxiclillin)
    – Nếu không cải thiện: Cân nhắc dùng k/s cephalosporin thế hệ 2,3 và macrolide như azithromycin hay clarithromycin.
    – Nếu tình cờ soi tai mũi họng mà phát hiện VTG: thường không dùng kháng sinh
    (do không có triệu chứng nên chỉ theo dõi).
    Không dùng k/s với mục đích là dự phòng.
  1. Khi nào dùng giảm đau, hạ sốt:
    – Giảm đau khi trẻ quấy khóc, kêu đau tai nhiều.
    – Dùng hạ sốt khi nhiệt độ cặp nách trên 38.5 độ C.
    – Thuốc dùng cho cả giảm đau và hạ sốt là: Paracetamol 10- 15mg/kg/ lần uống, ngày uống 4-6 liều (nếu cần). Ibuprofen 5-10mg/kg/ lần, ngày 4 lần (nếu cần)
  2. Dự phòng Viêm tai giữa trẻ em:

– Ăn uống đủ chất dể nâng cao sức đề kháng cho trẻ

– Giữ ấm cho trẻ khi trời lạnh, đeo khẩu trang tránh khói bụi

– Điều trị triệt để các bệnh về mũi họng

– Vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nhỏ mũi và xúc họng bằng nước muối sinh lý

– Tiêm phòng phế cầu và tiêm phòng đầy đủ theo lịch.

Đội ngũ bác sĩ giỏi

Tại Bệnh viện Quốc tế Hoàn Mỹ, khác hàng sẽ được chính các chuyên gia trong chuyên khoa Nhi trực tiếp khám, chẩn đoán và điều trị.

  • BS CKII Nguyễn Đình Mười
  • Ths.Bs Hoàng Thị Thu Hằng
  • Bác Sĩ Đào Văn Phúc
  • Bác Sĩ Đinh Thị Linh

Nhằm mang đến dịch vụ chăm sóc chu đáo nhất cũng như giúp quý khách hàng yên tâm trong quá trình thăm khám và điều trị. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc có thắc mắc cần giải đáp, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:

Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ CTCP Bệnh viện Quốc tế Hoàn Mỹ với chúng tôi theo địa chỉ:

CTCP BỆNH VIỆN QUỐC TẾ HOÀN MỸ

Địa chỉ: Số 469, Nguyễn Trãi, Võ Cường, TP Bắc Ninh

Liên hệ khám chữa bệnh: 02223.858.999

Website: https://benhvienquoctehoanmy.vn/

Đặt khám để nhận chính sách tốt nhất
Lý do bạn nên chọn Bệnh viện Hoàn Mỹ
Bệnh viện chuẩn quốc tế
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ giỏi trực tiếp khám
Cơ sở vật chất tiện nghi, thiết bị hiện đại
Chi phí khám hợp lý
Áp dụng bảo hiểm y tế và các bảo hiểm khác
Chăm sóc khách hàng chu đáo

Tin Liên Quan