Chuyên Khoa Nội Tổng Hợp

Bị sỏi túi mật có nhất thiết phải mổ?

27-06-2018 08:11

Nguyên nhân gây bệnh sỏi mật không chỉ có một, mà là sự hội tụ của nhiều yếu tố, bao gồm: bất thường trong quá trình sản xuất dịch mật; ứ trệ dịch mật kéo dài, viêm đường mật và nhiễm trùng dịch mật. Ngoài ra, yếu tố cơ địa cũng là một trong những nguyên nhân chính gây sỏi mà các phương pháp hiện đại khó có thể tác động.

“Ảnh minh họa”

Chức năng của túi mật, dịch mật và những dấu hiệu cảnh báo sỏi túi mật

Túi mật là một túi nhỏ có hình quả lê nằm dưới gan và ở phía bên phải của bụng. Chức năng chính của túi mật là dự trữ và cô đặc dịch mật, một loại men tiêu hóa màu vàng nâu được sản xuất bởi gan. Dịch mật hỗ trợ quá trình tiêu hóa bằng cách phá vỡ chất béo, đồng thời cũng là dung môi để hòa tan các chất thải độc hại do gan thải ra.

Sỏi túi mật có thể là sỏi cholesterol, sỏi sắc tố hoặc sỏi hỗn hợp trong đó sỏi cholesterol là dạng sỏi phổ biến nhất. Nguyên nhân hình thành sỏi cholesterol do rối loạn chuyển hóa cholesterol ở gan khiến lượng cholesterol tăng cao vượt quá khả năng hòa tan của muối mật hoặc túi mật giảm co bóp làm gia tăng nguy cơ kết tụ sỏi. Còn sỏi sắc tố mật liên quan nồng độ cao bất thường của sắc tố mật bilirubin, do nhiễm khuẩn hoặc ký sinh trùng, xơ gan, thiếu máu huyết tán…

Sỏi mật hình thành ở nhiều vị trí khác nhau như túi mật, ống mật chủ (Ảnh minh hoạ)

Dấu hiệu cảnh báo sỏi túi mật

Đa số các trường hợp mắc sỏi túi mật không đau, không có triệu chứng rõ ràng. Nếu có cũng chỉ là những dấu hiệu mơ hồ như đầy trướng, chậm tiêu, chán ăn, buồn nôn, lợm giọng… Chỉ đến khi sỏi di chuyển hoặc gây tắc nghẽn dòng chảy của dịch mật, các triệu chứng của sỏi mật mới bộc lộ rõ ràng:

● Cơn đau quặn bụng: Cảm giác đau đột ngột tại vùng dưới sườn phải và lan lên trên vai hoặc bả vai phải khiến người bệnh không dám thở hoặc hoạt động mạnh. Những cơn đau có thể xảy ra sau một bữa ăn chứa nhiều dầu, mỡ và tình trạng này có thể tái phát nhiều lần.

● Sốt: Là do nhiễm khuẩn đường mật. Người bệnh có thể sốt cao, rét run nhưng đôi khi cũng có sốt nhẹ, sốt kèm với đau bụng hoặc kéo dài.

● Vàng da: Mức độ vàng da ở mỗi người bệnh sẽ khác nhau phụ thuộc vào mức độ tắc mật. Vàng da có thể xuất hiện từ vàng nhẹ đến vàng đậm và đi kèm với hiện tượng phân lẫn máu hoặc ngứa da.

● Triệu chứng liên quan đến rối loạn tiêu hóa như sợ thức ăn nhiều dầu mỡ. Ngoài ta, người bệnh có thể kèm theo ợ chua, ợ hơi hoặc đầy bụng.

Có nhất thiết phải phẫu thuật sỏi túi mật khi sỏi chưa gây biến chứng?

Đa số các trường hợp sỏi túi mật không nhất thiết phải phẫu thuật. Tuy nhiên, trong trường hợp sỏi di chuyển gây tắc nghẽn đường dẫn mật hoặc viêm túi mật tái diễn hay khi sỏi chiếm 2/3 túi mật làm mất khả năng co bóp, tống xuất dịch mật, thì phẫu thuật cắt túi mật là cần thiết để phòng tránh những vấn đề nghiêm trọng khác có thể xảy ra.

Phẫu thuật cắt túi mật không quá phức tạp nhưng có nguy cơ đối diện với một số biến chứng sau mổ như nhiễm trùng, tổn thương đường mật, xuất huyết, rò dịch mật…

Đặc biệt, sau mổ không ít trường hợp người bệnh gặp phải hội chứng sau cắt túi mật (PCS) với các triệu chứng tương tự lúc chưa phẫu thuật gồm: đau bụng, ợ nóng và tiêu chảy kéo dài. Sau khi cắt túi mật không phải là hết, sỏi vẫn có khả năng phát triển ở ống mật chủ hay đường ống dẫn mật nằm trong gan. Với những rủi ro kể trên, nhiều bệnh nhân luôn băn khoăn với việc sống chung với bệnh hay tiến hành phẫu thuật cắt bỏ túi mật.

Giải pháp khác cho sỏi túi mật ngoài phẫu thuật

Tuy phẫu thuật là giải pháp phổ biến cho bệnh nhân mắc sỏi túi mật nhưng bạn e ngại những tai biến có thể xảy ra sau khi thực hiện cắt bỏ túi mật? Thật ra, ngoài phẫu thuật, còn có các phương pháp khác trị sỏi túi mật không phẫu thuật như dùng thuốc hòa tan sỏi mật. Bệnh nhân sẽ được cho sử dụng thuốc Actigall (Ursodiol) để điều trị sỏi túi mật cholesterol kích thước dưới 1,5cm. Tuy nhiên, hầu hết trường hợp có thể mất vài tháng hoặc thậm chí cả năm mới có thể tan sỏi. Nếu sỏi đã bị vôi hóa, sỏi sắc tố mật thì phương pháp điều trị này thường không hiệu quả.

Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ CTCP Bệnh viện Quốc tế Hoàn Mỹ với chúng tôi theo địa chỉ:

CTCP BỆNH VIỆN QUỐC TẾ HOÀN MỸ

Địa chỉ: Số 469, Nguyễn Trãi, Võ Cường, TP Bắc Ninh

Liên hệ khám chữa bệnh: 02223.858.999

Website: https://benhvienquoctehoanmy.vn/

Đặt khám để nhận chính sách tốt nhất
Lý do bạn nên chọn Bệnh viện Hoàn Mỹ
Bệnh viện chuẩn quốc tế
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ giỏi trực tiếp khám
Cơ sở vật chất tiện nghi, thiết bị hiện đại
Chi phí khám hợp lý
Áp dụng bảo hiểm y tế và các bảo hiểm khác
Chăm sóc khách hàng chu đáo

Tin Liên Quan