Chuyên Khoa Nội Soi Tiêu Hóa

Nứt kẽ hậu môn

31-10-2019 07:34

Nứt kẽ hậu môn là một bệnh thường gặp ở những người thường xuyên bị bón. Khi bệnh nhân bị táo bón, phân tồn đọng lâu ngày trong trực tràng sẽ to ra và rất cứng do nước bị tái hấp thu hết. Lúc bệnh nhân đi vệ sinh, động tác gắng sức rặn làm rách hoặc nứt hậu môn. Một khi hậu môn bị nứt thì người bệnh sẽ cảm thấy đau rát khó chịu, đặc biệt là sau mỗi lần đi vệ sinh. Nếu chẳng may bệnh xảy ra ở trẻ em, trẻ có thể sợ đi vệ sinh và nhịn đi vệ sinh. Vòng lẩn quẩn này càng làm cho tình trạng táo bón tồi tệ hơn và bệnh nứt hậu môn có thể trở thành mạn tính.

1. Tổng quan

Nứt kẽ hậu môn là bệnh gì?

Nứt kẽ hậu môn là những vết rách ở niêm mạc ống hậu môn gây đau dữ dội và chảy máu trong và sau khi đi vệ sinh. Nứt hậu môn cấp tính trông giống như vết giấy rách. Nứt hậu môn mạn tính có những vết rách và mẩu da thừa.
Bệnh thường không gây ra tình trạng nghiêm trọng. Trong hầu hết các trường hợp, các vết nứt cấp tính sẽ tự lành trong vòng 4-6 tuần. Đa số các vết nứt hậu môn sẽ hết khi áp dụng phương pháp điều trị đơn giản, chẳng hạn như bổ sung thức ăn giàu chất xơ kết hợp ngâm hậu môn trong nước muối ấm. Nếu bệnh không cải thiện với những phương pháp điều trị và tồn tại lâu hơn 8-12 tuần được coi là nứt hậu môn mạn tính. Nứt hậu môn mạn tính cần dùng thuốc hoặc thậm chí phẫu thuật hạn chế tổn thương cơ hậu môn cũng như ngăn ngừa tái phát.

2. Triệu chứng thường gặp

Những triệu chứng và dấu hiệu của bệnh nứt hậu môn là gì?

Các triệu chứng thường gặp của bệnh nứt hậu môn là:

  • Chảy máu đỏ dính trên giấy vệ sinh sau khi đi vệ sinh hoặc một vài giọt trên bồn cầu. Máu có màu đỏ tươi tách biệt với phân.
  • Đau trong khi đi vệ sinh.
  • Đau sau khi đi vệ sinh có thể kéo dài đến vài giờ.
  • Ngứa hoặc kích thích xung quanh hậu môn.
  • Nứt da xung quanh hậu môn.
  • Mẩu da thừa gần vết nứt hậu môn.

Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra bệnh nứt hậu môn?

Nguyên nhân thường gặp của bệnh bao gồm:

  •  Phân lớn hay phân cứng;
  • Táo bón;
  •  Vệ sinh chảy mạn tính;
  •  Viêm vùng hậu môn trực tràng;
  •  Bệnh Crohn hoặc viêm ruột;
  •  Lưu lượng máu giảm ở vùng hậu môn trực tràng;
  •  Việc sinh đẻ gây ra chấn thương ống hậu môn.

Trong trường hợp hiếm, bệnh có thể phát triển do:

  • Ung thư trực tràng;
  •  HIV;
  •  Lao;
  •  Giang mai;
  •  Herpes.

Nguy cơ mắc phải:

Những ai thường mắc phải bệnh nứt hậu môn?

Bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ gây bệnh.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh nứt hậu môn?
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh này, chẳng hạn như:

  • Trẻ nhỏ;
  •  Lão hóa;
  •  Táo bón;
  •  Sinh đẻ;
  •  Bệnh Crohn;
  •  Giao hợp qua đường hậu môn.

4. Chẩn đoán

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh nứt hậu môn?

Các bác sĩ có thể chẩn đoán nứt kẽ hậu môn từ việc hỏi bệnh, hỏi chế độ sinh hoạt, khám hậu môn và quan sát khe nứt. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ khám trực tràng bằng cách đưa một ngón tay đeo găng vào ống hậu môn hoặc sử dụng một ống ngắn có đèn soi để kiểm tra ống hậu môn.

Trong khi khám, bác sĩ cũng có thể tìm hiểu xem có bệnh nào khác gây ra nứt hậu môn như bệnh Crohn hoặc viêm ruột cũng như làm các xét nghiệm, bao gồm:

  •  Nội soi trực tràng: Bác sỹ sẽ dùng ống soi mềm có camera quan sát để khảo sát hậu môn trực tràng.
  •  Nội soi đại tràng: Hiện nay được chỉ định rộng rãi, không chỉ để chẩn đoán và tìm nguyên nhân gây nứt kẽ mà còn có thể tầm soát một số bệnh lý đại trực tràng khác

Một số hình ảnh nứt kẽ hậu môn khi khám bệnh tại CTCP Bệnh viện quốc tế Hoàn Mỹ

5. Điều trị:

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh nứt hậu môn?
Phần lớn bệnh nhân bị nứt kẽ hậu môn không cần phải phẫu thuật. Bệnh nhân nứt kẽ hậu môn cấp thường được điều trị bằng cách thay đổi chế độ ăn, nhiều chất xơ, uống nhiều nước (2-3 lít/ngày) để phân mềm, khuôn hơn. Sử dụng những thuốc đặt tại chỗ để giảm đau, kháng viêm và ngâm hậu môn vào nước ấm 10-20 phút, nhiều lần trong ngày (đặc biệt sau khi đại tiện) sẽ làm dịu và lỏng cơ thắt hậu môn, do đó giúp quá trình liền vết thương tốt hơn.

Một số thuốc bôi, đặt tại chỗ (nitroglicerin, nifedipine, diltiazem) có thể được sử dụng để làm cho cơ thắt lỏng hơn. Sử dụng thuốc này phải được kê đơn và hướng dẫn của bác sỹ chuyên khoa hậu môn trực tràng.

Những bệnh nhân với vết nứt kẽ mãn tính, thường điều trị nội khoa không hiệu quả, tái phát và phẫu thuật là phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

=> Phẫu thuật điều trị nứt kẽ hậu môn như thế nào?

Phẫu thuật điều trị nứt kẽ hậu môn bằng phương pháp mở một phần cơ thắt hậu môn. Mục đích của phương pháp này là làm cho cơ thắt hậu môn lỏng hơn, giảm đau, giảm co thắt và giúp quá trình liền sẹo diễn ra tốt hơn. 90% bệnh nhân điều trị bằng phương pháp này sẽ khỏi bệnh. Tất cả các phẫu thuật đều có tỷ lệ biến chứng nhất định. Một số ít bệnh nhân có thể sẽ bị giảm khả năng kiểm soát của cơ thắt hậu môn với khí hoặc phân lỏng.

Những thói quen sinh hoạt nào có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh nứt hậu môn?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Thêm chất xơ vào chế độ ăn uống: như trái cây, rau, đậu và ngũ cốc;
  •  Uống nhiều nước giúp ngăn ngừa táo bón;
  •  Luyện tập thể dục đều đặn. Tập thể dục thúc đẩy nhu động ruột thường xuyên và tăng lưu lượng máu đến tất cả các phần của cơ thể có thể thúc đẩy chữa nứt hậu môn;
  •  Tránh rặn quá mức trong khi đi vệ sinh. Rặn tạo ra áp lực gây ra vết rách mới hoặc rách vết nứt hậu môn đã lành. Bạn nên sắp xếp thời gian mỗi ngày để đi vệ sinh thoải mái nhất

Cách hiệu quả nhất phòng ngừa nứt hậu môn tái phát là ngăn ngừa táo bón. Ngoài những bệnh lý đặc biệt, nguyên nhân gây táo bón chủ yếu là chế độ ăn ít chất xơ và ít uống nước, vận động. Bạn hoàn toàn có khả năng chữa khỏi táo bón bằng cách thay đổi chế độ ăn và thói quen sinh hoạt khoa học. Ngoài ra, tập thói quen đi vệ sinh vào cùng một khoảng thời gian trong ngày cũng rất hữu hiệu trong việc phòng tránh táo bón.

Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ CTCP Bệnh viện Quốc tế Hoàn Mỹ với chúng tôi theo địa chỉ:

CTCP BỆNH VIỆN QUỐC TẾ HOÀN MỸ

Địa chỉ: Số 469, Nguyễn Trãi, Võ Cường, TP Bắc Ninh

Liên hệ khám chữa bệnh: 02223.858.999

Website: https://benhvienquoctehoanmy.vn/

Đặt khám để nhận chính sách tốt nhất
Lý do bạn nên chọn Bệnh viện Hoàn Mỹ
Bệnh viện chuẩn quốc tế
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ giỏi trực tiếp khám
Cơ sở vật chất tiện nghi, thiết bị hiện đại
Chi phí khám hợp lý
Áp dụng bảo hiểm y tế và các bảo hiểm khác
Chăm sóc khách hàng chu đáo

Tin Liên Quan