Chuyên Khoa Nội Soi Tiêu Hóa

VI KHUẨN HP TRONG BỆNH LÝ TIÊU HÓA

04-06-2018 10:00

TỔNG QUAN VỀ VI KHUẨN HELICOBACTER PYLORI

Vi Khuẩn HP là gì?

Vi khuẩn HP có tên khoa học là Helicobacter pylori được phát hiện ra năm 1982 bởi Robin Warren và Barry Marshall vẫn được viết tắt trong các phiếu khám bệnh là H.Pylori hoặc vi khuẩn HP. Mặc dù được coi là một loại khuẩn phổ biến trong niêm mạc dạ dày nhưng lại là nguyên nhân chính của viêm loét dạ dày và ung thư dạ dày. Đây là một loại khuẩn gram (-) kỵ khí tức là vi khuẩn sống trong môi trường thiếu oxy. Loại vi khuẩn này sống ở lớp nhầy niêm mạc dạ dày và sản sinh catalase, chất này phá huỷ thành niêm mạc dạ dày, gây tổn thương và viêm nhiễm mãn tính.

Vi khuẩn HP có nguy hiểm không ? Tỉ lệ nhiễm loại vi khuẩn này là bao nhiêu phần trăm ?

Vi khuẩn HP là một loại vi khuẩn tương đối phổ biến, tỉ lệ nhiễm loại vi khuẩn này có thế thấy qua biểu đồ dưới đây:

“Ảnh minh họa”

Qua đó ta có thể thấy Khuẩn HP có tỉ lệ nhiễm tương đố cao tại Việt Nam với khoảng 80% dân số nhiễm bệnh. Đây là một loại vi khuẩn hiếm khi gây ra các độc tính cấp tính. Trong điều kiện bình thường, vi khuẩn HP tồn tại như một phần của hệ sinh thái dạ dày  nhưng khi các tác nhân phối hợp như : Căng thẳng, stress, ăn uống bia rượu, vi khuẩn HP sẽ hoạt động mạnh là một trong như nguyên nhân chính gây bệnh viêm loét dạ dày mãn tính và ung thư dạ dày.

 Triệu chứng nhiễm vi khuẩn Hp

Hầu hết mọi người nhiễm vi khuẩn Hp không có triệu chứng gì. Cho tới giờ, người ta cũng chưa hoàn toàn hiểu tại sao như vậy, nhưng rõ ràng là có một số người kể từ khi sinh ra đã có khả năng kháng lại vi khuẩn Hp. Cụ thể, có tới 50% dân số thế giới nhiễm Hp, nhưng trong số đó chỉ có khoảng 10% người bị loét dạ dày – tá tràng, 1-3% bị ung thư dạ dày.

Một số triệu chứng báo hiệu rằng có thể bạn đã nhiễm vi khuẩn Hp như sau:

  • Đau hoặc bỏng rát vùng bụng trên.
  • Đau bụng tăng lên khi đói.
  • Buồn nôn, ngay cả khi không có thức ăn trong bụng.
  • Nôn khan, nôn buổi sáng sớm.
  • Chán ăn
  • Ợ nhiều
  • Đầy bụng
  • Sút cân không rõ nguyên nhân
  • Thiếu máu thiếu sắt không rõ nguyên nhân

Khi nào nên đi gặp bác sỹ?

Gặp bác sỹ nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào tồn tại dai dẳng. Bạn nên tới các trung tâm y tế chuyên khoa để được khám và chẩn đoán ngay nếu gặp các trường hợp sau:

  • Đau bụng dữ dội hoặc đau bụng lâu không dứt.
  • Khó nuốt.
  • Phân có lẫn máu hoặc phân đen như hắc ín.
  • Nôn ra máu hoặc nôn ra dịch màu nâu, màu đen.

Yếu tố tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn Hp

  • Sống trong điều kiện đông đúc: sống trong gia đình hoặc cộng đồng đông người có nguy cơ cao nhiễm Hp.
  • Nguồn nước không đảm bảo: là yếu tố làm gia tăng nguy cơ nhiễm Hp.
  • Sống ở các nước đang phát triển: những người sống ở các nước đang phát triển, trong môi trường đông đúc, điều kiện vệ sinh kém có nguy cơ bị nhiễm Hp cao hơn.
  • Sống với người bị nhiễm vi khuẩn Hp: Nếu bạn sống với người đang nhiễm Hp, bạn cũng có nguy cơ bị lây nhiễm Hp từ người đó.

Biến chứng

  • Loét dạ dày tá tràng: Vi khuẩn Hp làm tổn thương lớp chất nhầy bảo vệ dạ dày, tá tràng do đó tạo điều kiện acid tấn công niêm mạc dạ dày tạo ra vết loét. Khoảng 10% bệnh nhân có Hp chuyển sang loét dạ dày.
  • Thủng dạ dày: Vi khuẩn Hp tồn tại trong ổ loét lâu ngày có thể ăn thủng lớp niêm mạc, thanh mạc dạ dày và xuyên qua lớp cơ gây thủng dạ dày.
  • Viêm dạ dày tá tràng: vi khuẩn Hp kích thích lớp niêm mạc tế bào gây xung huyết, viêm niêm mạc.
  • Ung thư dạ dày: Tổ chức Y tế thế giới WHO xếp vi khuẩn Hp là tác nhân nhóm 1 gây Ung thư dạ dày ở người.

Các phương pháp chẩn đoán vi khuẩn Hp

  • Test nhanh urease: Khi nội soi, độ nhạy > 98% và độ đặc hiệu 99%.
  • Test thở: Sử dụng cacbon phóng xạ C13 và C14, độ nhạy 95% và độ đặc hiệu 96%.
  • Nuôi cấy.
  • Mô bệnh học: Độ nhạy > 95% và độ đặc hiệu >95%.
  • Kháng thể kháng H.p trong huyết thanh.
  • Xét nghiệm tìm kháng nguyên H.p trong phân.

Trong thực tiễn lâm sàng chỉ dùng test nhanh ureasetest thở để chẩn đoán và theo dõi điều trị nhiễm H.p. Nuôi cấy vi khuẩn dùng để làm kháng sinh đồ trong trường hợp kháng kháng sinh.

Trong đó, test thở để chẩn đoán vi khuẩn Hp sau điều trị đang được áp dụng rộng rãi bởi ưu điểm không xâm lấn, không kích thích, không gây khó chịu cho người bệnh mà độ chính xác cao.

B. TEST THỞ KIỂM TRA VI KHUẨN HP

Kiểm tra vi khuẩn Hp bằng test thở (Urea breath test – UBT) là một xét nghiệm chẩn đoán nhanh được sử dụng để xác định tình trạng nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (Hp), loại xoắn khuẩn gây loét dạ dày tá tràng, Ung thư dạ dày. Xét nghiệm này được thực hiện nhờ lợi dụng khả năng của vi khuẩn Hp có thể phân hủy Urea trong dạ dày thành Amoniac và Carbonic. Test thở kiểm tra vi khuẩn Hp cũng là loại test được khuyến cáo hàng đầu trong các lựa chọn ngoài nội soi dạ dày và khuyến cáo sử dụng trong trường hợp theo dõi sau điều trị bệnh.

Nguyên lý và cơ chế của test kiểm tra vi khuẩn Hp qua hơi thở

Bệnh nhân sẽ được cho uống 1 loại thuốc (viên nang hoặc dung dịch) có chứa một đồng phân ít gặp của Carbon là đồng phân phóng xạ C-14 hoặc không phóng xạ là C-13. Trong vòng từ 10-30 phút có thể định lượng được lượng đồng vị carbon đánh dấu trong hơi thở và điều này chỉ ra rằng có sự tồn tại của Urease (enzyme mà vi khuẩn Hp tiết ra để phân hủy Urea trong dạ dày và gây độc niêm mạc dạ dày) trong dạ dày và do đó có sự hiện diện của vi khuẩn Hp.

Có hai dạng khác nhau của đồng vị Carbon, nên sẽ cần 2 thiết bị khác nhau để đo lường. Đối với C14 thường được đo bằng phương pháp nhấp nháy, còn C13 được đo bằng khối phổ tỷ trọng đồng phân hoặc bằng phổ tương quan khối lượng. Với mỗi một phương pháp thì sẽ có một đường chuẩn khác nhau (kết quả hiện thị sẽ khác nhau). Các mẫu có thể được chuyển về các phòng thí nghiệm chuẩn để phân tích. Thay vào đó, khối phổ tương quan (trong xét nghiệm dùng C13) có thể được hiển thị kết quả liên tục trong quá trình thu thập mẫu qua hơi thở.

Sự khác biệt giữa cách đo ure trước và đo ure sau giúp xác định tình trạng nhiễm khuẩn. Giá trị này được so sánh với đường chuẩn. Các kết quả dưới đường chuẩn thì được coi là âm tính, kết quả trên đường chuẩn được coi là dương tính. Bản thân đường chuẩn cũng được xác định bằng cách so sánh kết quả của những bệnh nhân đã được xác định với 2 phương pháp trở lên.

Nguyên lý hoạt động của phương pháp đo”

Lưu ý khi làm test HP qua hơi thở.

Test kiểm tra vi khuẩn Hp qua hơi thở sẽ giúp phát hiện ra vi khuẩn Hp hoạt động. Nếu như kháng sinh làm giảm lượng vi khuẩn Hp, hoặc là tình trạng giảm acid ở dạ dày diễn ra thì có thể làm số lượng Urease của vi khuẩn giảm bớt đi và kết quả không còn chính xác nữa.

Việc ăn uống trước khi làm xét nghiệm test thở UBT sẽ dẫn tới kết quả sai lệch chính vì vậy trước khi làm xét nghiệm UBT bạn không được phép sử dụng đồ ăn, đồ uống có đường, có gas trước khi làm test 4-6 tiếng. Thời điểm làm tốt nhất là sáng sớm, sau một đêm không ăn, uống.

Về mặt nguyên tắc, trước khi thực hiện test hơi thở kiểm tra vi khuẩn Hp thì bệnh nhân phải ngừng thuốc giảm tiết acid trước 14 ngàyngừng thuốc kháng sinh trước ngày test 28 ngày. Một số thầy thuốc tin rằng, sự hiện diện của vi khuẩn Hp nhiều trên mảng cao răng có thể gây ảnh hưởng tới kết quả thực tế.

Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ CTCP Bệnh viện Quốc tế Hoàn Mỹ với chúng tôi theo địa chỉ:

CTCP BỆNH VIỆN QUỐC TẾ HOÀN MỸ

Địa chỉ: Số 469, Nguyễn Trãi, Võ Cường, TP Bắc Ninh

Liên hệ khám chữa bệnh: 02223.858.999

Website: https://benhvienquoctehoanmy.vn/

Đặt khám để nhận chính sách tốt nhất
Lý do bạn nên chọn Bệnh viện Hoàn Mỹ
Bệnh viện chuẩn quốc tế
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ giỏi trực tiếp khám
Cơ sở vật chất tiện nghi, thiết bị hiện đại
Chi phí khám hợp lý
Áp dụng bảo hiểm y tế và các bảo hiểm khác
Chăm sóc khách hàng chu đáo

Tin Liên Quan