- Đặt vấn đề
- Ảnh hưởng của viêm gan B cấp tính trong thai kỳ
- Ảnh hưởng của viêm gan B mạn tính trong thai kỳ
- Ảnh hưởng của thai kỳ với viêm gan B
- Xử trí viêm gan B ở phụ nữ có thai
- Trẻ bú mẹ có viêm gan B
ĐẶT VẤN ĐỀ
- Lây truyền thẳng đường mẹ-con của virus HBV chiếm khoảng 35-40% nhiễm trùng mạn tính toàn thế giới.
- Lây truyền thẳng có thể xảy ra trong giai đoạn chu sinh, trong quá trình sinh hay ngay sau sinh, mặc dù phần lớn lây truyền diễn ra trong chuyển dạ và sinh con.
- Lây nhiễm từ mẹ HBeAg dương tính trong giai đoạn này thường dẫn đến tình trạng mang trùng mạn tính.
ẢNH HƯỞNG CỦA VIÊM GAN B CẤP TÍNH TRONG THAI KỲ
- Nguyên nhân phổ biến nhất vàng da trong thai kỳ
- Không nghiêm trọng và không liên quan đến tăng tỷ lệ tử vong hoặc tăng khả năng sinh quái thai
=> KHÔNG ĐÌNH CHỈ THAI
- Tăng tỉ lệ thấp cân khi sinh và đẻ non
- Liên quan đến tỷ lệ lây truyền chu sinh, tăng tỉ lệ khi hoặc gần khi sinh (60% Brown RS Jr 2012)
ẢNH HƯỞNG CỦA VIÊM GAN B MẠN TÍNH TRONG THAI KỲ
- Viêm gan B mạn tính không kèm bệnh gan tiến triển thường dung nạp tốt việc mang thai
- Không có mối liên hệ chắc chắn nào giữa HBV mạn tính và sự xuất hiện các bệnh khác trong thai kỳ. Mối liên quan có thể có là giữa HBV mạn tính và đái tháo đường thai nghén (Lao TT 2003, 2007; Lobstein S 2011)
- Nguy cơ xuất hiện nhiễm HBV mạn tính là tỉ lệ nghịch với tuổi tại thời điểm tiếp xúc.
- Nguy cơ cao (90%) ở người tiếp xúc khi sinh, trong khi nguy cơ thấp hơn nhiều (khoảng 20 đến 30%) ở người tiếp xúc trong thời thơ ấu.
- Cho phép dự phòng lây truyền, có thể làm giảm tỷ lệ lây truyền từ 90% xuống còn 5 đến 10%.
ẢNH HƯỞNG CỦA THAI KỲ TỚI VIÊM GAN B
- Mang thai có khả năng làm xấu đi hoặc làm lộ rõ bệnh viêm gan B nền
- Khó đánh giá mức độ nghiêm trọng trong quá trình mang thai do những thay đổi sinh lý bình thường của mang thai
- Giảm: Albumin huyết thanh và hematocrit
- Tăng: phosphatase kiềm và alpha fetoprotein
- Thực thể: bàn tay son, phù chi dưới và sao mạch.
BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH
VIÊM GAN B TỚI THAI KỲ
- Với mẹ: Tăng huyết áp thai nghén,
Rau bong non
Xuất huyết quanh cuộc đẻ
Xơ gan mất bù (15%).
Tỷ lệ tử vong cao hơn
- Với thai: Kém tăng trưởng trong tử cung
Nhiễm trùng trong tử cung
Sinh non
Thai chết lưu
CẬN LÂM SÀNG Ở MẸ CÓ
VIÊM GAN B
- HbsAg/Anti Hbs
- HbeAg
- Anti Hbe
- Anti Hbc IgM
- HBV DNA
NGUY CƠ LÂY TRUYỀN
Xét nghiệm kháng thể phụ nữ có thai 3 tháng cuối |
Nguy cơ lây truyền
sơ sinh trong đẻ hay sau đẻ |
Hướng xử trí |
HbsAg+/ HbeAg+ | 90-100% | Huyết thanh – vaccin |
HbsAg+/ HbeAg- | 20% | Huyết thanh – vaccin |
HbsAg-/ AntiHBc- | Chưa biết, tỷ lệ thấp | Vaccin |
HbsAg-/ AntiHBs+ | Không lây | Vaccin |
XỬ TRÍ VIÊM GAN B Ở PHỤ NỮ CÓ THAI
“Ảnh minh họa”
TRẺ BÚ MẸ VIÊM GAN B
KHUYẾN CÁO: Mẹ đang cho con bú, đặc biệt là các bà mẹ bị viêm gan siêu vi B (HBV) mãn tính nên tránh cho bé bú trực tiếp khi: bệnh lý ở vú như nứt cổ gà (nứt đầu ti), chảy máu hoặc tổn thương vú.
XỬ TRÍ: Vắt sữa và xử lý nhiệt sữa đã vắt (đun sôi sủi tăm, hoặc chưng cách thuỷ đến sủi tăm và làm nguội nhanh) trước khi cho bé bú.
Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ CTCP Bệnh viện Quốc tế Hoàn Mỹ với chúng tôi theo địa chỉ:
CTCP BỆNH VIỆN QUỐC TẾ HOÀN MỸ
Địa chỉ: Số 469, Nguyễn Trãi, Võ Cường, TP Bắc Ninh
Liên hệ khám chữa bệnh: 02223.858.999
Website: https://benhvienquoctehoanmy.vn/