Chuyên Khoa Tai Mũi Họng

HOÀN MỸ BẮC NINH: Viêm thanh quản cấp ở trẻ em

20-02-2020 07:38

Viêm thanh quản cấp ở trẻ em là một bệnh thường gặp mỗi khi thời tiết thay đổi, đặc biệt mùa hè là điều kiện thuận lợi cho bệnh viêm thanh quản cấp ở trẻ em bùng phát.

1. Viêm thanh quản cấp ở trẻ em thường gặp vào mùa hè

  • Bệnh viêm thanh quản cấp hay gặp ở trẻ em do sức đề kháng của trẻ còn yếu kém, không thích ứng kịp mỗi khi thời tiết thay đổi. Khí hậu nắng nóng thường dẫn đến hiện tượng khát khiến trẻ muốn uống nhiều nước. Tuy nhiên, trẻ lại rất thích uống nước lạnh, nước đá có nhiệt độ thấp, sự chênh lệch nhiệt độ khi uống nước dễ dẫn đến kích thích thanh quản gây viêm.
  • Mùa hè, các gia đình thường sử dụng điều hòa với nhiệt độ thấp dưới 26 độ. Nếu máy điều hòa không được vệ sinh thường xuyên sẽ là một yếu tố thuận lợi cho vi nấm, vi khuẩn và virus phát triển, phát tán vào không khí trong nhà, khi sức đề kháng của trẻ bị suy yếu sẽ gây ra viêm thanh quản cấp ở trẻ em. Đôi khi, dây thanh âm còn bị nhiễm trùng cùng loại vi khuẩn thường gây ra bệnh sổ mũi và cảm cúm ở trẻ tồn tại trong không khí.

2. Viêm thanh quản cấp ở trẻ có nguy hiểm không?

  • Bệnh viêm thanh quản cấp ở trẻ em thường diễn biến trong vòng 5 – 7 ngày rồi tự khỏi nếu không xảy ra biến chứng, đặc biệt là những biến chứng bội nhiễm dẫn đến đồng mắc những bệnh nhiễm khuẩn khác, làm cho sức đề kháng của trẻ giảm sút trầm trọng như: viêm tai, viêm phổi… Vì thế, cha mẹ cần phải theo dõi sát các dấu hiệu bệnh của trẻ, đặc biệt là các dấu hiệu của biến chứng như: đau tai, chảy dịch ở tai, khó thở tăng dần…
  • Viêm thanh quản cấp ở trẻ em thường diễn biến khá nguy hiểm, do đặc điểm ở trẻ có hiện tượng phù nề dữ dội, trong khi kích thước đường thở lại nhỏ, chỉ bằng 1/3 so với người lớn, các tổ chức liên kết ở vùng này lại khá lỏng lẻo nên dễ gây khó thở nặng và tử vong ở trẻ em. Thêm vào đó, quá trình phù nề từ hạ thanh môn lan nhanh xuống khí – phế quản, đồng thời niêm mạc đường hô hấp dưới xuất tiết nhiều dịch nhầy đặc quánh, làm tắc lòng khí – phế quản gây ra chứng khó thở. Lúc này, trẻ thường đột ngột sốt cao và khó thở nặng, nhịp thở nhanh, thở ậm ạch, nghe có ran ở phổi. Bệnh diễn biến rất nhanh và thường gây tử vong sau 24 giờ nếu không được điều trị.

3. Viêm thanh quản cấp ở trẻ em khi nào cần nhập viện?

Bệnh tiến triển khá bất thường, nếu diễn biến theo chiều hướng tốt, khó thở sẽ tự thuyên giảm sau vài ngày. Trong trường hợp xấu, tình trạng khó thở ngày càng tăng và trẻ sẽ tử vong trong vòng 24 giờ nếu không được xử trí kịp thời. Cơn khó thở của trẻ có thể chia ra thành 3 cấp độ

  • Cấp độ nhẹ: Trẻ bị ho, khàn tiếng, có tiếng thở rít khi khóc, tiếng khóc khàn. Ở giai đoạn này, trẻ chưa cần phải nhập viện, tuy nhiên phụ huynh nên đưa trẻ đi khám bệnh để bác sĩ hướng dẫn cách theo dõi bệnh và điều trị tại nhà.
  • Cấp độ trung bình: Trẻ thở rít ngay cả khi nằm yên, khó thở, nhịp thở nhanh. Khi nhận thấy những biểu hiện này, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị sớm.
  • Cấp độ nặng: Trẻ thở rít khi nằm yên, khó thở nặng, trẻ kích thích, vật vã, da tím tái. Đây là những biểu hiện cho thấy trẻ bị tắc nghẽn hô hấp nặng, nguy hiểm đến tính mạng nếu không được xử trí kịp thời.
    Tóm lại, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế khi trẻ có các biểu hiện:
  • Tiếng thở rít tăng dần, xuất hiện cả khi trẻ nằm yên.
  • Xuất hiện các dấu hiệu khó thở, nhịp thở bất thường, phập phồng cánh mũi.
  • Trẻ cảm thấy mệt nhiều.
  • Trẻ có biểu hiện há miệng khi thở và chảy nước miếng.
  • Sốt cao trên 39 độ C, môi khô, lưỡi bẩn, chảy dịch ở tai (nghi ngờ bội nhiễm)
  • Cơn khó thở thanh quản không giảm sau 3 ngày điều trị tại nhà.

 

Nếu trẻ thở rít, khó thở hay sốt cao liên tục thì cha mẹ nên đưa trẻ đến trung tâm y tế ngay

4. Chăm sóc trẻ bị viêm thanh quản cấp

  • Khi mắc viêm thanh quản cấp, trẻ cần được nghỉ ngơi tuyệt đối, hạn chế nói chuyện, giữ ấm người, đặc biệt là giữ ấm vùng cổ, gan bàn chân, bàn tay.
  • Khi trẻ có những biểu hiện bội nhiễm như: Sốt, ho, chảy mũi… thì phải dùng kháng sinh, thuốc giảm ho, thuốc hạ sốt theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa nhi.
  • Theo dõi các triệu chứng bệnh của trẻ, đặc biệt chú ý đến hơi thở, thân nhiệt, tổng trạng của trẻ để kịp thời đưa trẻ đến cơ sở y tế khi tình trạng của trẻ chuyến xấu.

5. Phòng tránh viêm thanh quản cấp ở trẻ em

  • Không cho trẻ la hét quá lớn khi vui đùa để tránh khàn giọng.
  • Cho trẻ uống nhiều nước để giữ cho niêm mạc thanh quản được trơn nhẵn và sạch.
  • Không cho trẻ ở quá lâu trong phòng có máy điều hòa không khí mà không có máy tạo độ ẩm, vì dễ làm cho cuống họng trẻ bị khô.
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với môi trường có nhiều khói, bụi, thuốc lá…
  • Nên cách ly trẻ với những người mắc bệnh (viêm đường hô hấp trên, cúm…) để tránh lây lan.
  • Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ để tăng sức đề kháng.

Khi trẻ có những dấu hiệu viêm thanh quản cấp bất thường, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ:

🏥 CTCP BỆNH VIỆN QUỐC TẾ HOÀN MỸ

🌎 ĐC: 469 Nguyễn Trãi – Võ Cường – TP. Bắc Ninh – Bắc Ninh

☎️ Hotline : 02223.858.999 – 0818.265.239 (có zalo)

📩 Email: hoanmybacninh@gmail.com

🌐 Web: https://benhvienquoctehoanmy.vn/

❇️ FB: https://www.facebook.com/CTCPBENHVIENQUOCTEHOANMY

#HoanMyBacNinh #visuckhoecongdong

Đặt khám để nhận chính sách tốt nhất
Lý do bạn nên chọn Bệnh viện Hoàn Mỹ
Bệnh viện chuẩn quốc tế
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ giỏi trực tiếp khám
Cơ sở vật chất tiện nghi, thiết bị hiện đại
Chi phí khám hợp lý
Áp dụng bảo hiểm y tế và các bảo hiểm khác
Chăm sóc khách hàng chu đáo

Tin Liên Quan