Trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày việc bị ong đốt khá thường gặp cả ở người lớn và trẻ em. các loại ong hay gặp đó là : ong mật, ong vàng, ong bò vẽ ( ong bắp cày ), ong nghệ ( ong bầu )…điểm khác biệt giữa ong mật với các loại ong khác là khi đốt vòi của ong mật bị đứt, đoạn đứt, đoạn đứt có chứa những túi nọc độc giữ lại trong da của bệnh nhân, trong khi các loại ong khác vòi của chúng có thể rút ra và đốt lại nhiều lần.
Thông thường các vết ong đốt hay gặp sẽ tự khỏi, đau ít trong vài giờ đầu và thường ít nguy hiểm. Tuy nhiên khi gặp những trường hợp nặng bố mẹ khá lúng túng trong việc theo dõi cho con. Có trường hợp đến viện muộn còn để lại những hậu quả nặng nề như suy thận mạn.
1. ĐÁNH GIÁ LÂM SÀNG
Phản ứng gây ra do nọc ong có nhiều hình thái và mức độ khác nhau. Trong thực tế, người ta phân ra 4 nhóm mức độ phản ứng dị ứng :
Nhóm 1: Những trường hợp chỉ có phản ứng tại chỗ đốt :
Nốt sẩn tại chỗ, đau, không ngứa
Nhóm 2: Phản ứng toàn thân mức độ nhẹ :
– Cảm giác bỏng rát miệng
– Ngứa môi, miệng, họng
– Cảm giác nóng bức
– Buồn nôn
– Đau bụng
– Ban sẩn mề đay
– Phù mạch
– Sung huyết kết mạc
Nhóm 3: Phản ứng toàn thân mức độ nặng :
– Ho, thở khò khè
– Mất, giảm nhu động ruột
– Vã mồ hôi
– Kích thích
– Co thắt phế quản
– Nhịp tim nhanh
– Xanh tái
Nhóm 4: Phản ứng toàn thân mức độ rất nặng :
– Khó thở
– Trụy mạch
– Nôn, đái ỉa không tự chủ
– Co thắt phể quản nặng
– Phù thanh quản
– Sốc
– Ngừng thở
– Ngừng tim
Có khoảng 0,5 – 5 % số người bị ong đốt biểu hiện triệu chứng nặng của nhóm 4.
2. XỬ TRÍ BAN ĐẦU
Căn cứ vào mức độ tổn thương cũng như con người và trang bị hiện có tại chỗ để xử trí phù hợp.
Trong trường hợp bị ong đốt có một số điểm sau đây cần chú ý trong xử trí cấp cứu :
– Cần loại bỏ sớm đoạn vòi có chứa túi nọc độc của ong bị đứt, mắc lại trong da của bệnh nhân ( bằng cách cạo, rút bỏ … )
– Điều trị ong đốt tùy vào mức độ phản ứng dị ứng:
+ Đối với nhóm 1: chườm lạnh tại vết đốt
+ Đối với nhóm 2: dùng thuốc kháng histamin
(Diphenhydramin hydrochlorid với liều 4 – 5 mg/kg/ngày, liều tối đa 200mg, dùng đường uống chia làm 4 lần trong ngày và kéo dài trong vài ngày).
+ Đối với nhóm 3 :Với những bệnh nhân thuộc nhóm này cần phải theo dõi và điều trị tại bệnh viện ít nhất trong 24 giờ
+ Đối với bệnh nhân thuộc nhóm 4: Cần được theo dõi và điều trị tại đơn vị hồi sức.
XỬ TRÍ TIẾP THEO
Tất cả những bệnh nhân có các triệu chứng thuộc nhóm 3 và nhóm 4 sau khi điều trị khỏi tại bệnh viện, thì cần được khám và tư vấn với chuyên gia về dị ứng điều trị giải mẫn cảm.
Bố mẹ và người nhà của bệnh nhân này cần được trang bị và hướng dẫn cách sử dụng thuốc cấp cứu ban đầu epipen hoặc adrenalin khi bị ong đốt lại.
Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ CTCP Bệnh viện Quốc tế Hoàn Mỹ với chúng tôi theo địa chỉ:
CTCP BỆNH VIỆN QUỐC TẾ HOÀN MỸ
Địa chỉ: Số 469, Nguyễn Trãi, Võ Cường, TP Bắc Ninh
Liên hệ khám chữa bệnh: 02223.858.999
Website: https://benhvienquoctehoanmy.vn/