Chuyên Khoa Nhi

Hỏi đáp cùng bác sĩ về bệnh sán dây lợn ?

20-03-2019 09:49

Những ngày qua các bậc phụ huynh ở địa bàn huyện Thuận Thành tỉnh bắc ninh cũng như các bậc phụ huynh trên cả nước đang xôn xao về bệnh sán dây lợn. Vậy bệnh sán dây lợn có nguy hiểm không? Và nguyên nhân gì dẫn đến nhiễm sán dây lợn?

Bệnh sán dây lợn có 2 thể :

  • Nhiễm sán dây lợn trưởng thành ký sinh ở đường tiêu hóa.
  • Nhiễm ấu trùng sán dây lợn, ấu trùng có thể ký sinh tại nhiều chỗ như cơ, gan, xương đặc biệt là nhu mô não.

Đường lây bệnh :

  • Sán lợn ký sinh trong đường tiêu hóa khi đẻ trứng sẽ theo phân ra ngoài môi trường. Nếu vệ sinh không tốt để lẫn vào thức ăn như rau quả. Người hoặc lợn ăn phải rau quả có chứa trứng sán chưa chết. Trứng sẽ vào ruột nở thành ấu trùng, ấu trùng theo bạch mạch xen qua các lớp tổ chức đến cơ, nội tạng, nhu mô não phát triển thành nang ấu trùng sán. Lợn mắc ấu trùng nang sán được gọi là “lợn gạo”.
  • Khi người ăn phải thịt lợn có chứa ấu trùng sán lợn ( thịt lợn gạo ) chưa được nấu chín dưới tác dụng của dịch vị ấu trùng sẽ thoát khỏi vỏ kén ký sinh trong đường tiêu hóa của người. Sán lợn có thể ký sinh trong đường tiêu hóa kéo dài từ 5 tháng đến vài chục năm.
  • Một số ít trường hợp có khả năng trứng sán trưởng thành theo đường trào ngược lên dạ dày rồi xuống ruột thành ấu trùng đến ký sinh trong các mô của cơ thể.

Vậy tóm lại có 2 con đường nhiễm sán chính sau:

  • Ăn phải thịt lợn gạo có chứa ấu trùng chưa chết sẽ dẫn đến nhiễm sán lợn trưởng thành ký sinh trong đường tiêu hóa thể này ít nguy hiểm hơn.
  • Ăn phải rau củ quả không hợp vệ sinh hay thói quen vệ sinh tay không tốt có thể mắc ấu trùng sán ký sinh nhiều nơi trên cơ thể như da, cơ, não rất nguy hiểm.
    Vậy ăn rau quả không sạch hay rửa tay không sạch còn nguy hiểm hơn ăn thịt lợn gạo, và việc anti thịt lợn liệu có đúng không ?

Triệu chứng :
Nhìn chung những ngày đầu mới nhiễm sán ít có triệu chứng đặc biệt.

  • Nếu nhiễm sán trưởng thành có thể gây rối loạn tiêu hóa đau bụng, buồn nôn, nếu sán ký sinh lâu ngày có thể gây suy dinh dưỡng, hay tắc ruột…
  • Nếu nhiễm ấu trùng sán có thể gặp ấu trùng lạc chỗ di chuyển đến ký sinh ở các cơ quan khác trong cơ thể như da, nội tạng, hiếm gặp có thể ký sinh ở mắt hoặc nhu mô não.

Làm sao để phát hiện bệnh?

  • Soi phân tìm đốt sán hay trứng sán.
  • Xét nghiệm miễn dịch ELISA tìm kháng nguyên và kháng thể sán trong máu bệnh nhân.
  • Nếu ấu trùng ký sinh tại da, cơ , mắt, não có thể sinh thiết da hay chụp MRI não để phát hiện.
  • Nhìn chung các phương pháp này chỉ có thể phát hiện người đã nhiễm sán chứ không khẳng định được thời gian nhiễm sán và nguyên nhân nhiễm sán.

Điều trị sán lợn có khó không ? có khỏi hoàn toàn không?
Tùy vào thể bệnh và mước độ để bác sĩ có thể đưa ra phác đồ xử trí:

  • Nếu nhiễm sán trưởng thành có thể uống thuốc 1 liều duy nhất, và bệnh có thể khỏi hoàn toàn.
  • Nếu nhiễm ấu trùng sán thời gian điều trị sẽ lâu hơn. Cá biệt nếu nang sán ký sinh trong não việc điều trị sẽ phức tạp hơn.

Phòng bệnh.

  • Tuyên truyền giáo dục sức khỏe: tuyên truyền cho người dân về tác hại và đường lây truyền của bệnh sán dây và bệnh ấu trùng sán lợn để chủ động phòng chống bệnh.
  • Vệ sinh phòng bệnh: vệ sinh cá nhân, không ăn thịt lợn tái hoặc chưa nấu chín; thực hiện ăn chín, uống chín, ăn rau sống phải rửa sạch dưới vòi nước.
  • Quản lý và xử lý nguồn phân tươi hợp lý, tránh reo rắc mầm bệnh ra môi trường.
  • Không nuôi lợn thả rông.
  • Phát hiện và điều trị triệt để cho bệnh nhân .

Bàn luận một chút về sự việc nhiễm sán lợn vừa qua ở Thuận Thành Bắc Ninh:

  • Sự việc vừa qua ở thuận thành vấn đề cốt lõi là thực phẩm bẩn chứ không phải chuyện về con sán con giun.
  • Con sán kia thật sự không quá đáng sợ, điều trị chúng cũng không quá khó, và chưa thể nói tất cả các em mắc sán đều do ăn phải thịt lợn nhiễm sán tại nhà trường. Bởi vì vốn tỉ lệ mắc giun sán ở vùng nông nghiệp lúa nước vốn đã khá cao. Và chưa có xét nghiệm sán cho cả gia đình các bé để biết các bé lây sán ở nhà hay lây ở trường học.
  • Vấn đề cốt lõi là thực phẩm bẩn kia : thịt lợn nhiễm sán, gà đông lạnh để lâu hay những gì mà ta chưa biết nữa. Những tác hại mà chúng gây ra thật khó có thể đo đếm trong mốt sớm một chiều.
  • Nhìn rộng ra vấn đề thực phẩm bẩn đâu phải chỉ đến khi được phát hiện ở một trường mầm non nọ nó mới có. Nó đã thành căn bệnh nhức nhối len lỏi ăn sâu bám rễ vào bữa ăn của các gia đình Việt
  • Nhiều nơi từ lâu. Và có lẽ thứ cần lên án nhất là lòng người- những người kinh doanh thực phẩm bẩn , thứ cần thay đổi nhiều nhất là kiến thức –thái độ của mọi người về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ CTCP Bệnh viện Quốc tế Hoàn Mỹ với chúng tôi theo địa chỉ:

CTCP BỆNH VIỆN QUỐC TẾ HOÀN MỸ

Địa chỉ: Số 469, Nguyễn Trãi, Võ Cường, TP Bắc Ninh

Liên hệ khám chữa bệnh: 02223.858.999

Website: https://benhvienquoctehoanmy.vn/

Đặt khám để nhận chính sách tốt nhất
Lý do bạn nên chọn Bệnh viện Hoàn Mỹ
Bệnh viện chuẩn quốc tế
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ giỏi trực tiếp khám
Cơ sở vật chất tiện nghi, thiết bị hiện đại
Chi phí khám hợp lý
Áp dụng bảo hiểm y tế và các bảo hiểm khác
Chăm sóc khách hàng chu đáo

Tin Liên Quan