Chuyên Khoa Tai Mũi Họng

NGỦ NGÁY VÀ CƠN NGỪNG THỞ KHI NGỦ

22-04-2020 07:54

I. MỞ ĐẦU

– Giấc ngủ là nhu cầu sinh lý thiết yếu của con người, trung bình người bình thường cần 6-8 giờ ngủ trong một ngày hoặc ngủ chiếm khoảng 1/3 thời gian đời người. Ngủ được xem là một quá trình động liên quan đến sự tương tác phức tạp giữa não, các trung tâm tiềm thức và sự nghỉ ngơi của cơ thể, vì vậy rối loạn giấc ngủ rất có hại cho sức khỏe nói chung và cho công việc hằng ngày nói riêng.

– Ngáy là âm phát ra trong khi ngủ do sự rung động phần mềm ở mũi và thành sau họng. Âm ngáy do dòng không khí bị xáo động khi đi ngang qua khoảng hẹp.

II. CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY NGÁY

  • Thường xảy ra ở người béo phì, mô mở tích tụ nhiều ở thành bên họng hoặc đáy lưỡi quá lớn gây hẹp đường thở và làm giảm trương lực cơ vùng họng gây ngáy và ngưng thở lúc ngủ.
  • Bại liệt và teo cơ gây ngưng thở lúc ngủ do tắc nghẽn.
  • Một số bệnh lý khác như viêm xoang, dị ứng, cảm nhiễm, các u vùng mũi và suy giáp cũng có thể gây ngáy và ngưng thở lúc ngủ tạm thời.

III. SINH LÝ BỆNH

– Ngưng thở lúc ngủ là dạng nặng của tắc nghẽn đường hô hấp, biểu hiện đầu tiên thường là ngáy với những cơn ngưng thở kéo dài từ 10-20 giây do:

  • Quá phát các cuống mũi nhất là cuống mũi dưới, vẹo lệch vách ngăn.
  • Quá phát amidan, VA
  • Bất thường khung sọ mặt.
  • Các mô mềm vùng họng như khẩu cái mềm, lưỡi gà, đáy lưỡi bị sụp vào thành sau họng gây tắc nghẽn đường thở.
  • Áp lực âm trong thì hít vào làm phần mềm bị hút vào lòng ống hô hấp khiến tiết diện ống hẹp lại và gây tắc nghẽn đường thở Vẹo vách ngăn mũi Quá phát Amidan Polype mũi Phì đại cuống mũi dưới Chu kỳ ngáy-ngưng thở lúc ngủ:
  • Trong hội chứng ngưng thở lúc ngủ do tắc nghẽn: bắt đầu bằng ngáy, sau đó là ngưng thở từ 10-20 giây và không còn phát ra tiếng ngáy, để đưa không khí vào phổi ở cuối giai đoạn ngưng thở người bệnh thường trở giấc trong trạng thái lơ mơ, lúc này trương lực cơ họng, lưỡi, màng hầu tăng lên giúp đường thở mở ra, tiếp đến với tiếng khịt mũi hoặc âm ú ớ phát ra từ họng, cuối cùng bệnh nhân thở trở lại và tiếp tục ngủ.

– Chu kỳ ngáy có thể xảy ra 5-7 lần trong một giờ ngủ.

  • Chu kỳ ngưng thở lập lại nhiều lần trong đềm. Các đặc trưng của ngưng thở lúc ngủ do tắc nghẽn
  • Thay đổi tư thế nằm khi trở giấc để có thể thở dễ dàng hơn
  • Chứng ngủ gật ban ngày, khó tập trung vào công việc, trạng thái lo lắng, dễ bị trầm cảm và giảm khả năng tình dục. Các bệnh lý liên quan.
  • Tăng huyết áp, bệnh lý tim mạch, cơn đau tim và đột quỵ
  • Tăng áp động mạch phổi.
  • Lú lẫn, giảm trí nhớ, tâm lý không ổn định.

IV. THĂM KHÁM VÀ XÉT NGHIỆM

  • Đánh giá cân nặng và huyết áp
  • Chức năng tuyến giáp.
  • Nội soi mũi xoang để phát hiện các bất thường ở vùng này như vách ngăn mũi, quá phát cuốn mũi hoặc các khối u vùng mũi.
  • Thăm khám họng vòm họng để đánh giá khẩu cái mềm, lưỡi gà, đáy lưỡi.
  • Trong trường hợp nặng bệnh nhân cần nhập viện và thực hiện các xét nghiệm trong khi ngủ nhằm đánh giá và xác định mức độ ngưng thở lúc ngủ

V. ĐIỀU TRỊ
1. Tự điều trị

  • Do ngáy thường xuất hiện khi ngủ ở tư thế nằm ngữa, vì vậy nên tập nằm nghiêng một bên, có thể hỗ trợ tư thế này bằng một gối dài chèn ép ở lưng
  • Tập thể dục thường xuyên và chế độ dinh dưỡng hợp lý để giảm cân.
  • Tránh dùng rượu nhất là 4 giờ trước khi ngủ.
  • Tránh dùng các thuốc an thần, thuốc ngủ. Điều cần lưu ý rượu, thuốc an thần và thuốc ngủ gây giãn các cơ họng, làm hẹp lòng đường thở gây ngáy và ngưng thở lúc ngủ.

2. Điều trị nội khoa

– Đối với ngáy nhẹ do phù nề niêm mạc họng mũi

  • Sử dụng các thuốc xịt corticoid tại chỗ.
  • Thở áp lực dương liên tục qua mặt nạ thở giúp các mô mềm không bị sụp vào lòng ống hô hấp nhằm duy trì đường thở tốt. Phương pháp này được đánh giá thành công từ 90-95%, điểm bất tiện của phương pháp này là phải đeo mặt nạ suốt đêm và lệ thuộc vào sự vận hành của máy thở, sự vận hành máy này không đơn giản.

3. Phẫu thuật

  • Chỉ thực hiện khi các biện pháp nêu trên thất bại và ngáy-ngưng thở lúc ngủ có nguyên nhân từ các bất thường cấu trúc giải phẫu.
  • Nhiệt điện cực (somnoplasty): sử dụng điện cực nhỏ đặt ở màng hầu và nhiệt độ được tăng dần làm mô mềm ở vòm họng co và rút ngắn, phương pháp này kéo dài trong vài tuần.
  • Cắt amidan, VA khi có chỉ định.
  • Cắt một phần màng hầu và lưỡi gà. Nghiên cứu gần đây cho thấy sự rung màng hầu là nguyên nhân chủ yếu gây ngáy, yếu tố gây rung lệ thuộc vào chiều dài và độ căng của màng hầu, vì vậy phẫu thuật điều trị ngáy dựa trên hai nguyên lý này với phẫu thuật cắt bỏ phần giữa niêm mạc màng hầu, kể cả lưỡi gà. Phương pháp này có ưu điểm:

+ Xơ hóa cơ màng hầu.
+ Tăng độ căng màng hầu.
+ Ít đau.
+ Chống hiện tượng trào ngược thức ăn, nước uống lên mũi.

Tuy nhiên hiệu quả lâu dài đối với ngáy vẫn cần phải nghiên cứu nhiều.

Thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ:

🏥 CTCP BỆNH VIỆN QUỐC TẾ HOÀN MỸ

🌎 ĐC: 469 Nguyễn Trãi – Võ Cường – TP. Bắc Ninh – Bắc Ninh

☎️ Hotline : 02223.858.999 – 0818.265.239 (có zalo)

📩 Email: hoanmybacninh@gmail.com

🌐 Web: http://benhvienquoctehoanmy.vn/

❇️ FB: https://www.facebook.com/CTCPBENHVIENQUOCTEHOANMY

#HoanMyBacNinh #visuckhoecongdong

Đặt khám để nhận chính sách tốt nhất
Lý do bạn nên chọn Bệnh viện Hoàn Mỹ
Bệnh viện chuẩn quốc tế
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ giỏi trực tiếp khám
Cơ sở vật chất tiện nghi, thiết bị hiện đại
Chi phí khám hợp lý
Áp dụng bảo hiểm y tế và các bảo hiểm khác
Chăm sóc khách hàng chu đáo

Tin Liên Quan