Chuyên Khoa Nội Tổng Hợp

SUY TIM

14-10-2019 08:48

Suy tim là một thuật ngữ dùng để mô tả tình trạng tim không đáp ứng được với khối lượng công việc của nó và không bơm máu đi khắp cơ thể một cách hiệu quả. Điều đáng lo ngại là căn bệnh nguy hiểm này ngày càng gia tăng nhanh chóng. Theo các nghiên cứu có đến 50% bệnh nhân suy tim tử vong sau 5 năm. Vì vậy, nắm được các kiến thức cơ bản về bệnh suy tim giúp phát hiện và điều trị kịp thời, bảo vệ sức khỏe cho chính bạn và cho người thân trong gia đình.

1. Suy tim là gì?

Ta có thể hình dung trái tim như 1 cái bơm có chức năng giãn ra để nhận máu và co bóp để bơm máu đi nuôi cơ thể. Suy tim là khi tim bị giảm khả năng giãn để nhận máu (suy tim tâm trương) hoặc giảm khả năng co bóp (suy tim tâm thu), dẫn đến giảm lượng máu cần thiết đi nuôi cơ thể và ứ trệ máu ở phổi và ngoại biên.
Suy tim không có nghĩa là tim ngừng đập chỉ là sức bơm của tim yếu đi, không cung cấp đủ oxy và dinh dưỡng cho cơ thể. Khi đó cơ thể của bạn có thể gặp phải các vấn đề sau:
Tim không bơm đủ máu, cơ thể không nhận được đầy đủ ôxy và chất dinh dưỡng,khiến người bệnh bị mệt mỏi triền miên
Máu bị ứ lại trong tim và trong các mô của cơ thể. Khi đó dịch tích tụ trong cơ thể, làm sưng bàn chân, mắt cá chân và ống chân. Dịch cũng tích tụ trong phổi gây ho phù khó thở. Tình trạng này gọi là “phù phổi”.
Tất cả các bệnh về tim mạch như bệnh mạch vành, cao huyết áp, bệnh van tim, bệnh cơ tim, tim bẩm sinh, loạn nhịp tim… đều có thể dẫn đến suy tim.

Chức năng của tim bị suy giảm trong suy tim

2. Dấu hiệu cảnh báo suy tim

Giai đoạn đầu khi các bệnh tim mạch chuyển suy tim, các dấu hiệu triệu chứng rất khó nhận biết nên nhiều người bệnh đã đánh mất đi cơ hội được chữa trị sớm. Các triệu chứng bệnh suy tim biểu hiện tùy theo mức độ của bệnh, từ kín đáo đến nặng nề, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng điển hình của suy tim như:

“Các dấu hiệu điển hình của suy tim”

2.1. Khó thở

Đây là triệu chứng thường gặp nhất của suy tim. Biểu hiện khó thở có thể xảy ra khi gắng sức, khi nằm hoặc tư thế đầu thấp ở người này nhưng với người khác chỉ cần đi bộ, leo cầu thang, tắm giặt cũng khó thở. Khi suy tim độ 3, độ 4, người bệnh khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi. Suy tim giai đoạn cuối, người bệnh phải ngủ ngồi mới có thể thở được.

2.2. Mệt mỏi

Người bệnh luôn cảm thấy kiệt sức hoặc mệt mỏi ngay cả khi thực hiện những hoạt động thường nhật và đơn giản như: khi sinh hoạt cá nhân, đi lại, leo cầu thang, hay đơn giản khi đi bộ chỉ chừng vài chục mét cũng phải dừng lại để nghỉ mới có thể đi tiếp.
Những bệnh nhân suy tim, những hoạt động thường nhật cũng có thể khiến họ mệt mỏi, khó thở, …

2.3. Ho

Ho khan, ho dai dẳng, ho từng cơn, khó khạc đờm, không rõ nguyên nhân – là một trong những dấu hiệu cho thấy suy tim đang tiến triển khiến máu bị ứ lại ở phổi. Khi suy tim tiến triển nặng, người bệnh cứ nằm là ho, buộc phải ngồi mới cảm thấy dễ chịu. Giai đoạn đầu của suy tim, các triệu chứng này rất dễ bị nhầm với các bệnh về đường hô hấp khác nên người bệnh thường bỏ qua hoặc bị chuẩn đoán sai.

2.4. Phù

Suy tim mức độ nhẹ, nặng ở hai mí mắt khi ngủ dậy. Khi bệnh tiến triển thường gặp phù ở chân, thường ở mắt cá chân, bàn chân, giày dẹp buổi sáng đi vừa đến chiều thấy chật hơn. Dùng tay ấn lên mắt cá chân, vẫn thấy lõm ngay cả khi nhấc ngón tay ra. Khi suy tim tiến triển nặng hơn, phù làm bụng trướng, khó tiêu, nặng nề, mặt to ra. Khác với phù do thận, phù do suy tim thường nặng hơn vào buổi chiều.

Hình ảnh phù trong suy tim”

2.5. Nhịp tim nhanh

Khi suy tim, cơ thể bù đắp lại lượng máu bị thiếu hụt bằng cách tăng nhịp tim, để duy trì lưu lượng máu nuôi dưỡng các cơ quan trong cơ thể. Nhịp nhanh làm cho người bệnh có cảm giác trống ngực, hồi hộp, đau tức ngực, nặng ngực, ngộp thở.

3. Điều trị

Điều trị được thự hiện bởi các bác sỹ chuyên khoa nội, tim mạch. Cần kiểm soát tốt bệnh kèm theo như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh mạnh vành, rối loạn lipid máu…
Các thuốc đã được chứng minh qua các thử nghiệm lâm sàng là có hiệu quả tốt trong điều trị suy tim ( nếu không có chống chỉ định ) là:

  • Các thuốc ức chế men chuyển và các thuốc ức chế thụ thể của Angiotensine II.
  • Sacubitril + Valsartan: thuốc Uperio
  • Một số thuốc chẹn β: Bisoprolone; Metoprolone; Carvedilone, Nebivolone.
  • Các thuốc kháng Aldosterone.
  • Ngoài ra tùy bệnh cảnh lâm sàng còn dùng thêm 1 số thuốc khác: lợi tiểu khi có suy tim sung huyết (phù, gan to, ran ẩm ở phổi), Digoxine và kháng vitamine K khi có rung nhĩ, Nitrate và vận mạch trong cơn suy tim cấp…
  • Khi suy tim nặng lên, đáp ứng kém với điều trị nội khoa. Có thể áp dụng các kỹ thuật sau: cấy máy tái đồng bộ thất trái (CRT), cấy máy khử rung tự động (ICD), thiết bị hỗ trợ thất trái (LVAD), ghép tim, và gần đây nhất là tim nhân tạo toàn bộ. Các kỹ thuật này chỉ áp dụng ở viện lớn bởi các bác sỹ có trình độ chuyên môn cao.

4. Chế độ sinh hoạt cho người bệnh suy tim

  • Tiên lượng của người bệnh suy tim khó có thể nói trước, nặng dần hoặc được cải thiện hơn theo thời gian tùy thuộc vào phương pháp điều trị, bệnh phát hiện sớm hay muộn. Dưới đây là lời khuyên và chế độ vận động dành cho người bệnh suy tim:
    – Nên tập thể dục đều đặn vừa sức, nhưng cần tránh vận động quá sức
    – Kiêng rượu bia, các chất kích thích, bỏ thuốc lá
    – Hạn chế muối, đường ở mức thấp nhất
    – Hạn chế ăn chất béo
    – Tránh bị stress, xúc động mạnh, tránh mất ngủ
    – Duy trì cân nặng lý tưởng và kiểm tra cân nặng thường xuyên

Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ CTCP Bệnh viện Quốc tế Hoàn Mỹ với chúng tôi theo địa chỉ:

CTCP BỆNH VIỆN QUỐC TẾ HOÀN MỸ

Địa chỉ: Số 469, Nguyễn Trãi, Võ Cường, TP Bắc Ninh

Liên hệ khám chữa bệnh: 02223.858.999

Website: https://benhvienquoctehoanmy.vn/

Đặt khám để nhận chính sách tốt nhất
Lý do bạn nên chọn Bệnh viện Hoàn Mỹ
Bệnh viện chuẩn quốc tế
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ giỏi trực tiếp khám
Cơ sở vật chất tiện nghi, thiết bị hiện đại
Chi phí khám hợp lý
Áp dụng bảo hiểm y tế và các bảo hiểm khác
Chăm sóc khách hàng chu đáo

Tin Liên Quan