Tiêm chủng

CHỐNG LẠI VACXIN LÀ TỰ SÁT

10-02-2020 07:32

Gần đây, xuất hiện các trang mạng cổ xúy cho trào lưu “chống” vắc-xin (anti vắc xin), phản khoa học, rất nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe, tính mạng cho cả cộng đồng…

Vắc xin là gì ? Tiêm chủng vắc xin có tác dụng thế nào?

  • Khi một vi sinh vật lạ, kháng nguyên, xâm nhập vào cơ thể, hệ thống miễn dịch sẽ được “báo động” và “lưu giữ” những thông tin về kháng nguyên này. Thông tin sau đó sẽ kích hoạt các tế bào bạch cầu lympho B của hệ miễn dịch sản sinh ra các kháng thể đặc hiệu để chống lại đúng các vi sinh vật lạ đã tương ứng đã xâm nhập. Lượng kháng thể được sinh tổng hợp càng nhiều khi vật lạ xâm nhập vào cơ thể lặp lại nhiều lần.
  • Vắc xin (thuốc chủng) thường là xác chết, protein hay những biến thể suy yếu, giảm độc lực của các vi sinh vật gây bệnh đóng vai các kháng nguyên. Khi các vắc xin được đưa vào cơ thể dưới dạng thức tiêm chủng, chúng sẽ kích thích hệ miễn dịch giống hệt các vi sinh vật thật sự xâm nhập và các kháng thể được tạo thành. Có thể nôm na rằng, tiêm chủng vắc xin là cách “tập trận” cho cơ thể nhận biết mầm bệnh để chống lại thông qua việc sản xuất các kháng thể đặc hiệu tương ứng.

Cơ chế hoạt động của vắc xin”

Chủng ngừa vắc xin là chủ động phòng bệnh hiệu quả

  • Với tính phòng vệ chủ động và đặc hiệu (chọn lọc) cao, chủng ngừa vắc xin là cách phòng ngừa các bệnh lây nhiễm cực kỳ chính xác và hiệu quả.
  • Hiện nay, dù có những tiến bộ vũ bão trong y khoa, nhưng trong y học vẫn có rất nhiều bệnh nhiễm trùng chưa hoặc không thể điều trị, gây nhiều di chứng, thậm chí có bệnh còn gây tử vong có thể phòng ngừa hiệu quả qua việc tiêm phòng vắc xin.
  • Danh sách các bệnh “nan y” nhưng phòng được nhờ vắc xin khá dài như: bệnh dại, bệnh đậu mùa, bệnh bại liệt, viêm não Nhật Bản, viêm gan siêu vi B, bệnh rubella, bệnh uốn ván, bệnh bạch hầu…
  • Chương trình tiêm chủng mở rộng (expanded program of immunization EPI) là một khâu quan trọng được cả WHO, UNICEF và ngành y tế của các nước trên toàn cầu đặt hàng đầu. Ngay ở Mỹ, người ta vẫn duy trì được tỉ lệ tiêm chủng cao và để tránh lây bệnh ra cộng đồng, luật pháp các tiểu bang không cho phép trẻ chưa tiêm chủng học ở các trường học. Ở Việt Nam, chính nhờ chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em, chúng ta gần như thanh toán được bại liệt, bạch hầu, ho gà, uốn ván…

Vắc xin: món quà y học “vô giá”

Tên gọi vắc xin có lai lịch từ phát minh thuốc chủng bệnh đậu mùa (smallpot) của Edward Jenner (1749-1822), Anh, 1796: Sau hơn 20 năm quan sát và nghiên cứu, bác sĩ Jenner là người đầu tiên tìm ra thuốc chủng ngừa đậu mùa, căn bệnh quá khủng khiếp về mức độ lây lan và các biến chứng da như rỗ mặt, sẹo da, thời đó. Và vì bệnh đậu bò và “thuốc” chủng ngừa đậu mùa đều có liên quan đến con bò cái, vacca theo tiếng La tinh, nên từ vắc xin (vaccin, thuốc chủng) ra đời từ đây. Nhờ vắc xin này, thế giới hiện nay đã “xóa sổ” bệnh đậu mùa và WHO treo giải thưởng cho ai phát hiện ca đậu mùa mới.

Ngày 06 tháng 7 năm 1885, vắc xin ngừa bệnh dại được Pasteur cứu sống cậu bé Joseph Meister, người bị chó dại cắn trước đó. Thành công này còn vang dội hơn vắc xin đậu mủa vì rằng cho đến hiện nay bệnh dại còn là bệnh “không chữa được” (untreatable), nếu để bệnh phát lộ bệnh nhân chỉ còn đường chết !

Hình ảnh tiêm chủng tại phòng tiêm chủng dịch vụ Hoàn Mỹ”

Phản ứng không mong muốn: Nỗi vướng mắc còn lại

Vắc xin là một kháng thể, vật ngoại lai, lạ đối với cơ thể. Do đó khi chủng ngừa vắc xin có thể gặp những phản ứng không mong muốn (undesirable effect), trước đây thường được gọi không chuẩn là tác dụng phụ. Đây là điều khó có thể tránh khỏi hoàn toàn kể cả với các labo, hang dược phẩm tân tiến, hiện đại. Cũng may, những phản ứng này thường nhẹ và thoáng qua.

Các phản ứng không mong muốn thường gặp là:

* Đau nơi tiêm
Thường gặp nhất. Có thể bị đau một vài giờ, đến một ngày. Trong vài trường hợp, có thể sưng một cục bằng hạt đậu, và nổi mẩn ngứa vài ngày. Thống kê có khoảng 5-10% trẻ em gặp và thường tự khỏi.

* Sốt
Cũng là một phản ứng hay gặp, nhất là những mũi tiêm phòng bệnh sởi, bạch hầu, ho gà. Hầu hết những trường hợp sốt do tiêm phòng đều tự khỏi sau 1-2 ngày.

* Phản ứng ngoài da
Khoảng 2-10% trẻ em sau khi tiêm phòng sởi, rubela có thể bị phát ban tương tự như sởi nhưng nhẹ hơn. Một vài trẻ có thể nổi mề đay, ngứa toàn thân rồi tự khỏi.

* Co giật
Có khoảng 0,6% trẻ em bị co giật khi tiêm vắc xin, đặc biệt ho gà. Phần lớn trẻ co giật này có tiền sử co giật khi sốt cao hay bị động kinh. Nếu không xử trí đúng mức, một số trường hợp có thể dẫn đến hôn mê, di chứng thần kinh.
May thay, tỷ lệ này lại rất hiếm.

Trẻ uống vắc xin bại liệt tỷ lệ phản ứng không mong muốn khoàng gần 1/1.000.000 liều.

* Rên la, quấy khóc
Khoảng 3% trẻ nhũ nhi rên la, quấy khóc liên tục nhiều giờ liền sau khi tiêm phòng. Trong các trường hợp này có thể dùng thuốc an thần để trẻ ngủ yên rồi tự ổn định.

* Loét da và viêm hạch
Sau khi tiêm vắc xin lao BCG, khoảng 6- 12% trẻ có nhọt dạng thủy bào và viêm hạch ở nách cùng bên vai được tiêm. Viêm hạch thường xuất hiện sau khi chích ngừa khoảng 3-5 tuần, chảy dịch và kéo dài khoảng một tháng rồi tự khỏi. Vài trường hợp đặc biệt mới cần điều trị kháng sinh.

* Sốc quá mẫn và phản vệ
Đây là phản ứng không mong muốn nặng nhất, có thể gây tử vong nếu cơ sở y tế không cảnh giác, xử trí kịp thời. Sốc phản vệ do vắc xin thường xảy ra nhanh, rất nguy hiểm, nhưng điều trị đúng thì qua khỏi như các loại phản vệ do dị ứng thuốc (penicillin, vitamin C, chuyề đạm…). Cũng may, tỷ lệ sốc phản vệ rất thấp khoảng 20/1.000.000 (20 phần triệu) mà thôi.

Đôi điều bàn luận

  • Hiện nay, có một số phụ huynh không tiêm văcxin cho con em vì nghe các thông tin “phóng đại”, lệch lạc về những tai biến sau tiêm chủng. Dù đây là điều lo lắng có cơ sở, nhưng cũng nên được phân tích, lý giải rõ ràng.
  • Thử vào bảng so sánh tác hại do bệnh và tác dụng phụ do vắc xin của WHO sẽ thấy: (1) Bạch hầu: có 1/7 bệnh nhân tử vong do độc tố vi khuẩn làm liệt dây thần kinh và suy tim, trong khi vắc xin chỉ gây sưng, đỏ hoặc đau khi tiêm và đôi khi trẻ sốt, (2) Viêm gan siêu vi B: có đến 1/ 4 bệnh nhân viêm gan B bị xơ gan hoặc ung thư gan; nhưng khoảng 1/ 20 người tiêm chủng bị sưng, đỏ hoặc đau tại chỗ, 2/100 người sẽ bị sốt. Sốc quá mẫn chỉ xảy ra ở khoảng 1/1.000.000, (3) Cúm khoảng 1/5 dân số bị cúm mỗi năm và khoảng 3000 người chết ở người trên 50 tuổi ở Úc mỗi năm; Khi tiêm chủng: khoảng 1/10 có cục sưng, đỏ hoặc đau khi tiêm, 1/ 10 trẻ em từ 6 tháng tuổi đến 3 năm bị sốt, 1/1.000.000 bị hội chứng Guillain-Barré và sốc phản vệ rất hiếm….

Hình ảnh bé sau khi tiêm chủng tại phòng tiêm chủng Hoàn Mỹ”

Thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ:

🏥 CTCP BỆNH VIỆN QUỐC TẾ HOÀN MỸ

🌎 ĐC: 469 Nguyễn Trãi – Võ Cường – TP. Bắc Ninh – Bắc Ninh

☎️ Hotline : 02223.858.999 – 0818.265.239 (có zalo)

📩 Email: hoanmybacninh@gmail.com

🌐 Web: http://benhvienquoctehoanmy.vn/

❇️ FB: https://www.facebook.com/CTCPBENHVIENQUOCTEHOANMY

#HoanMyBacNinh #visuckhoecongdong

Đặt khám để nhận chính sách tốt nhất
Lý do bạn nên chọn Bệnh viện Hoàn Mỹ
Bệnh viện chuẩn quốc tế
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ giỏi trực tiếp khám
Cơ sở vật chất tiện nghi, thiết bị hiện đại
Chi phí khám hợp lý
Áp dụng bảo hiểm y tế và các bảo hiểm khác
Chăm sóc khách hàng chu đáo

Tin Liên Quan